THINK OVERSEAS CENTRE
Hotline: 0909 668 772

Du học Mỹ có được làm thêm không?

Học tập tại Mỹ là trải nghiệm đáng giá đối với nhiều học sinh và sinh viên trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là: Du học Mỹ có được làm thêm không? Thực tế, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và bài viết này của ThinkEdu sẽ giải đáp mọi thắc mắc về điều kiện, quy định và cách thức làm thêm cho du học sinh khi ở Mỹ.

Du học Mỹ có được làm thêm không?

Du học Mỹ có được làm thêm không?

Câu trả lời ngắn và đầy đủ là CÓ. Du học sinh đang ở Mỹ với visa hợp pháp và đã hoàn thành ít nhất một kỳ học tập tại trường đại học, cao đẳng hoặc trường học nghề tại Mỹ được phép làm thêm.

Tuy nhiên, quy định về làm thêm của Cục Di trú Mỹ có giới hạn về thời gian và địa điểm làm việc. Sinh viên chỉ được làm thêm trong trường và tối đa 20 giờ/tuần với mức lương trung bình từ 8-10 USD/giờ. Ngoài ra, có một số trường cho phép sinh viên làm part-time ở ngoài với điều kiện đạt điểm A trong 2 năm liên tiếp và được cấp giấy bảo lãnh.

Việc vừa học vừa làm giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt với những ai du học Mỹ tự túc. Mặc dù vậy, sinh viên cần tìm hiểu kỹ công việc để có thể sắp xếp thời gian phù hợp, tránh ảnh hưởng đến học tập.

Điều kiện để được đi làm thêm khi đang học ở Mỹ

Mục đích chính của việc du học Mỹ là học tập. Vì vậy, việc làm thêm trong thời gian học không được xem là ưu tiên. Tuy nhiên, để hỗ trợ du học sinh về mặt tài chính, chính phủ Mỹ đã nới lỏng một số quy định liên quan đến làm thêm. Theo đó, để được làm thêm ở Mỹ, du học sinh phải đạt các yêu cầu sau:

  • visa Mỹ loại F-1 hoặc M-1
  • Đang học tại một trường Đại học, Cao đẳng hoặc một trường nghề tại Mỹ.
  • Đã hoàn thành ít nhất 1 học kỳ tại trường
  • Chỉ được làm việc trong khuôn viên trường và trong những chương trình đào tạo được chỉ định
  • Được phép làm thêm ngoài trường nếu đạt điểm A trong 2 năm liên tiếp và được giáo sư của trường cấp giấy bảo lãnh.
  • Sinh viên dưới 21 tuổi chỉ được phép làm thêm trong trường, trong khi đó sinh viên trên 21 tuổi được phép làm thêm ở cả trong và ngoài trường thông qua các chương trình Thực tập không bắt buộc (Optional practical training – OPT) và Thực tập bắt buộc (Curricular practical training – CPT).

Quy định về làm thêm cho du học sinh Mỹ

Làm việc trong trường và làm việc ngoài trường

Theo quy định hiện nay của Chính phủ Mỹ, du học sinh được phép làm thêm nếu đáp ứng yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, việc làm thêm trong trường và ngoài trường có những điểm khác biệt về quy định, cụ thể:

Tiêu chí Công việc trong trường Công việc ngoài trường
Định nghĩa Những công việc trong khuôn viên trường hoặc bên ngoài nhưng có liên quan đến trường (VD: quán cà phê, hiệu sách của trường,…) Những công việc bên ngoài không liên quan đến trường đại học.
Hình thức tuyển Nộp hồ sơ 30 ngày trước khi công việc bắt đầu.

Nếu được  cán bộ trong trường được chỉ định (Designated school official – DSO) chấp thuận, bạn sẽ được cấp thư mời để lấy mã số an sinh xã hội.

2 chương trình được thiết kế: Thực tập không bắt buộc (Optional practical training – OPT) và Thực tập bắt buộc (Curricular practical training – CPT).

Để biết về điều kiện tham gia, hãy trao đổi với cán bộ của nhà trường (DSO).

Lưu ý: Dù bạn tìm việc làm trong hay ngoài khuôn viên trường, bạn luôn phải xin phép cán bộ được chỉ định và trao đổi với họ.

Quy định về thời gian làm việc

Để đảm bảo sinh viên không bị áp lực về công việc và vẫn đảm bảo việc học tập, Chính phủ Mỹ đã đề ra những quy định cụ thể về thời gian làm việc. Theo đó, sinh viên chỉ được phép làm việc không quá 20 giờ/tuần nếu đang trong học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè.

Tuy nhiên, từng trường đại học có chính sách về giới hạn giờ làm việc của sinh viên khác nhau. Chẳng hạn như Yale University không cho phép sinh viên làm việc quá 19 giờ trong bất kỳ tuần nào trong thời gian học tập (áp dụng với tất cả công việc).

Chính sách thuế

Về chính sách thuế, khi sinh viên làm thêm ở Mỹ, họ cần phải nộp cả thuế thu nhập của liên bang và tiểu bang. Sinh viên có visa du học loại F1 không phải nộp thuế lao động (FICA). Ngoài ra, bất kể sinh viên có làm thêm hay không, họ phải điền vào Form 8843 theo yêu cầu của Tổng vụ thu thuế quốc gia Hoa Kỳ (IRS).

Nếu sinh viên kiếm việc làm thêm ở Mỹ thông qua Chương trình Thực tập không bắt buộc (OPT), họ cũng phải điền vào mẫu W-4. Đây là mẫu thuế liên bang mà nhân viên điền vào để khấu trừ thuế khi họ được tuyển dụng lần đầu tại một công ty, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ hoặc tổ chức khác ở Hoa Kỳ.

Việc nộp đầy đủ các khoản thuế là cần thiết để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật của Mỹ và tránh gặp bất kỳ rắc rối nào trong quá trình học tập và làm việc tại đất nước này.

Phân biệt thực tập bắt buộc (CPT) và không bắt buộc (OTP)

Để đảm bảo rằng quá trình làm thêm khi du học Hoa Kỳ diễn ra suôn sẻ và tránh những sự cố ngoài ý muốn, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa chương trình Curricular Practical Training (CPT) và chương trình Optional Practical Training (OPT). Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn phân biệt rõ hơn về 2 chương trình này:

CPT OPT
Mục đích Dành cho sinh viên có visa F1. Dành cho sinh viên có visa F1.
Loại công việc Có thể lựa chọn làm việc toàn thời gian hoặc làm việc bán thời gian. Chỉ được làm việc bán thời gian trong kì học nhưng được  toàn thời gian trong kì nghỉ
Thời gian làm việc Chỉ được làm việc dưới 12 tháng. Được làm việc lên tới 12 tháng hoặc tới 24 tháng nếu có bằng cấp khối ngành STEM
Điều kiện nhà tuyển dụng Chỉ có thể làm việc cho những nhà tuyển dụng được chỉ định cho bạn. Có thể làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào miễn sao công việc có liên quan đến chuyên ngành học của bạn.
Được phê duyệt bởi Được phê duyệt bởi trường mà bạn đang theo học. USCIS tức sở di trú và nhập tịch Hoa Kỳ, DSO sẽ cấp I20 để hỗ trợ cho bạn xin OPT.
Thời gian xét duyệt Khoảng 10 ngày làm việc 60 đến 90 ngày làm việc
Chi phí Phải đóng phí cho trường Không cần đóng phí cho trường
Giấy phép làm việc Không nhận được giấy phép làm việc từ USCIS cấp. Nhận được giấy phép làm việc từ USCIS nếu như bạn được chấp thuận OPT.

Những công việc làm thêm cho du học sinh

Việc làm thêm trong khuôn viên trường (on-campus job)

Việc làm thêm trong khuôn viên trường tuy không mang lại nhiều thu nhập như những công việc ngoài trường nhưng lại có nhiều ưu điểm khác như tiết kiệm thời gian di chuyển, dễ dàng cân bằng giữa học tập và công việc, đồng thời giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau trước khi ra trường.

  • Trợ lý nghiên cứu: Đây là một công việc lý tưởng cho sinh viên đang theo học các ngành khoa học, kỹ thuật hoặc nghiên cứu xã hội. Trợ lý nghiên cứu có nhiệm vụ giúp đỡ giáo sư và nhà nghiên cứu trong những dự án nghiên cứu của họ như tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu và hỗ trợ thí nghiệm.
  • Hướng dẫn viên thăm quan trường: Công việc này yêu cầu sự tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng tư vấn chuyên môn về trường học và hoạt động đời sống sinh viên. Hướng dẫn viên thăm quan trường giúp sinh viên mới tìm hiểu về trường học, tiện ích, hoạt động sinh viên, cơ hội học tập và sự kiện khác.
  • Trợ lý phòng ban: Trường Đại học luôn có nhiều phòng ban, lĩnh vực và dịch vụ khác nhau như phòng tư vấn sinh viên, phòng hành chính, phòng tiếp nhận… Trợ lý phòng ban giúp cung cấp hỗ trợ cho quản lý, tiếp nhận và xử lý thủ tục chung của phòng ban.
  • Trợ giảng: Nhiều bộ môn cần đến trợ giảng để giúp hỗ trợ trong giảng dạy các khóa học và chương trình đào tạo. Công việc này giúp sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng tổ chức.
  • Gia sư: Gia sư là một lựa chọn phổ biến cho du học sinh có khả năng giỏi và yêu thích những môn học như toán, khoa học, kinh tế và ngoại ngữ. Công việc gia sư cung cấp cơ hội kiếm thêm thu nhập, trao đổi kiến thức và rèn luyện kỹ năng giảng dạy.

Việc làm part-time ngoài trường (off-campus job)

Việc làm part-time ngoài trường cũng là một lựa chọn khá phổ biến cho du học sinh. Những công việc này cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm thu nhập cao hơn, trải nghiệm làm việc với tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng khác nhau.

  • Trực điện thoại: Một số công ty tuyển dụng nhân viên trực điện thoại để giúp hỗ trợ khách hàng giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật. Công việc này yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, ít gây stress và có thể thực hiện tại nhà hoặc trong văn phòng.
  • Cộng tác viên bán hàng: Nhiều công ty bán lẻ tuyển dụng cộng tác viên bán hàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh thường xuyên. Công việc này yêu cầu tính tỉ mỉ, kỹ năng bán hàng và ít gây stress.
  • Phiên dịch và biên dịch: Bao gồm dịch thuật tài liệu, biên dịch phim và truyền thông, hỗ trợ dịch vụ khách hàng và nhiều công việc khác.
  • Hướng dẫn viên du lịch: Những công ty du lịch thường tuyển dụng hướng dẫn viên làm việc tại khu nghỉ dưỡng hay công viên giải trí để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Tương tự như biên và phiên dịch, công việc này yêu cầu trình độ tiếng Anh tốt, tính tỉ mỉ và khả năng giao tiếp trong nhóm đông người.

Cách tìm việc làm thêm tại Mỹ dành cho du học sinh

Để tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp cho mình, du học sinh có thể tham khảo cách thức sau:

  • Tìm việc qua trường học: Hãy kiểm tra trang web của trường hoặc liên hệ với phòng sinh viên để biết thêm thông tin.
  • Tìm việc qua trang web tuyển dụng: Những trang web như Indeed, SimplyHired và CareerBuilder là website phổ biến về tuyển dụng việc làm. Bạn có thể tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của mình bằng cách tìm kiếm theo vị trí, kỹ năng và mức lương mong muốn.
  • Tham gia nhóm và cộng đồng trên mạng xã hội: Các nhóm và cộng đồng trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn và Twitter cũng là một cách tuyệt vời để tìm kiếm việc làm thêm tại Mỹ. Hãy tham gia những cộng đồng có liên quan đến lĩnh vực của bạn hoặc khu vực sống của bạn để tìm kiếm thông tin việc làm.

Đối với nhiều du học sinh, việc làm thêm tại Mỹ sẽ là một cơ hội để kiếm thêm thu nhập và rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên, việc làm thêm cũng yêu cầu du học sinh phải tuân thủ đúng quy định của Cục Di trú Mỹ. Hi vọng bài viết này của ThinkEDu đã giải đáp những thắc mắc của bạn về việc làm thêm tại Mỹ.

5/5 - (5 bình chọn)

Vì sao nên chọn ThinkEdu?

  • Tỷ lệ visa thành công đến 95%
  • Kết nối sinh viên với 1000+ trường đối tác
  • Tư vấn chọn ngành, chọn khóa học phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình học hợp lý và hiệu quả
  • Chủ động giới thiệu và hỗ trợ săn học bổng du học
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính du học, chỗ ở, bảo hiểm y tế và phúc lợi du học sinh, đặt vé máy bay, trang bị kỹ năng trước khi lên đường.
  • Hỗ trợ thủ tục visa thăm thân, du lịch cho phụ huynh
Hotline: 0909 668 772