Du học và Định Cư New Zealand: Nỗ Lực Là Đạt Được
Cách đây khoảng 15 – 20 năm trước, New Zealand là quốc gia trầm lắng vì nằm ở châu Đại Dương. Khoảng thời gian đó, ít ai hào hứng đi du học nước này vì nghĩ nó không xứng tầm như Úc, Canada, Anh hay Mỹ. Nhưng 5 năm trở lại đây, nhiều bạn đã thay đổi suy nghĩ. Vì đích đến sau cùng của du học là có cơ hội rèn luyện những gì đã mài dũa trên giảng đường. Chính phủ đất nước này hiểu được điều đó, nên đã tạo điều kiện cho SV quốc tế được ở lại làm việc. Cho nên, Du học và định cư New Zealand không còn xa lạ với các gia đình Việt. Hãy cùng Công ty Tư vấn Du học ThinkEdutìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Vì sao nên du học và định cư ở New Zealand?
Du học và định cư New Zealand là mục tiêu chính của nhiều bạn có nguyện vọng đi du học ở xứ sở này. Có thể nói, đó chính là cơ hội vàng để các bạn tạo dựng cuộc sống tốt hơn cho chính các bạn và gia đình mai sau.
Vì các bạn sẽ được mở ra một chương mới trong cuộc đời mình ở một quốc gia có nền văn hóa hiện đại. Chính phủ luôn rộng mở chào đón SV quốc tế với các điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến sinh sống.
Nền giáo dục hàng đầu thế giới
Lý do đầu tiên để du học và định cư là nền tảng giáo dục tốt. Chất lượng giáo dục ở đây được cả thế giới công nhận trên 3 phương diện: giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu. Chương trình học luôn được cập nhật theo xu hướng mới. Từ bậc tiểu học đến cao học, người học luôn được rèn luyện toàn diện – về thể chất lẫn tinh thần. Mục tiêu cao cả mà chính phủ hướng đến là đào tạo công dân toàn cầu.
Là quốc gia đáng sống nhất hành tinh
New Zealand được mệnh danh là quốc gia đáng sống và đa số năm nào cũng nằm trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Vì sao họ lại được như vậy? Người dân bản xứ thì thân thiện, hệ thống an ninh luôn được tăng cường và tệ nạn xã hội luôn thấp. Mật độ dân cư thưa thớt nên cuộc sống ở nơi này luôn thanh bình và nhẹ nhàng.
Môi trường sống ở đây không thể chê vào đâu được. Người dân luôn có ý thức bảo vệ môi trường và thậm chí là bảo tồn thiên nhiên. Khi đi dạo xung quanh thành phố bất kỳ, bạn sẽ thấy nhiều cây cổ thụ lâu năm (treo biển báo “cây được bảo vệ”). Không khí luôn trong lành là nhờ có hàng trăm ngàn cây xanh phủ quanh thành phố.
Các diện được xin định cư tại New Zealand
Nghe nói, quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương này có cho người nước ngoài định cư. Nhưng, bạn có biết chắc người nước ngoài thì được phép đi định cư diện gì không? Điều kiện để được chính phủ cho phép định cư như thế nào? Du học New Zealand thì có được ở lại làm việc và sống tiếp? Hay phải vội vàng về nước? Bạn sẽ hết rối khi tìm hiểu các diện định cư.
Diện đầu tư – kinh doanh
Diện đầu tư – kinh doanh ở quốc gia này có 2 hướng chính: đầu tư theo số tiền và đầu tư theo hưu trí tạm thời. Các bạn phải chứng minh được bạn là người đầu tư và đủ khả năng tạo dựng công việc kinh doanh thực tế.
- Đầu tư theo số tiền: là khi bạn đầu tư vào đất nước họ ít nhất 10 triệu NZD hoặc ít nhất là 1,5 triệu NZD. Nếu bạn chọn hình thức đầu tư theo số tiền 1,5 triệu NZD; thì bạn phải duy trì các khoản đầu tư liên tục trong vòng 4 năm. Bạn cũng cần phải lưu trú ít nhất 146 ngày trong 3 năm đầu tư cuối.
- Đầu tư theo hưu trí tạm thời: là khi bạn từ 66 tuổi trở lên, sở hữu trong tay các khối tài sản hữu hình có trị giá tối thiểu 0,75 triệu USD. Sau đó, bạn phải cam kết đầu tư vào nước họ ít nhất là 2 năm liên tục. Bạn có thể đầu tư vào nông trại, cơ sở sản xuất hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp. Đó chỉ là khoản đầu tư tối thiểu. Ngoài khoản đó, bạn phải chứng minh bạn sở hữu thêm 0,5 triệu NZD để chi tiêu cá nhân và có thu nhập ổn định hàng năm khoảng 60,000NZD (vào thời điểm nộp đơn xin định cư).
Diện tay nghề cao
Đây chính là diện định cư dành cho các bạn đi du học. SV quốc tế sau khi học xong sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh núi xin định cư ở lại. Bạn có quyền chọn thành phố để nộp đơn xin định cư. Thông thường, các thành phố lớn như Auckland thì mức độ cạnh tranh cao hơn các thành phố nhỏ. Khi xin định cư ở các thành phố nhỏ, bạn sẽ được cộng thêm 10 điểm vào hồ sơ xin định cư.
Bạn phải đáp ứng các điều kiện của chính phủ đã đề ra: sức khỏe và tư cách pháp nhân tốt, có trình độ IELTS không dưới 6, tốt nghiệp ngành nghề trong danh sách ưu tiên, tuổi tác không quá 55, chứng minh có kinh nghiệm làm việc và có trình độ chuyên môn nhất định.
Các ngành nghề được phép xin định cư:
- Luật sư
- Bác sĩ trị liệu các vấn đề về cột sống
- Kỹ thuật viên nha khoa trong phòng khám
- Nha sĩ trị liệu trong phòng khám
- Người vệ sinh nha khoa trong phòng khám
- Bác sĩ nhãn khoa
- Thợ điện
- Bác sĩ dinh dưỡng
- Kỹ thuật viên trong ngành dịch vụ điện
- Y tá
- Tư vấn định cư và di trú
- Thợ cơ khí
- Kỹ thuật viên về khoa học gia trong phòng thí nghiệm về y tế
- Kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm về y tế
- Bác sĩ chuyên khoa
- Kỹ thuật viên phóng xạ trong y tế
- Hộ lý
- Chuyên gia đo thị lực
- Chuyên gia trị liệu cơ-xương-khớp
- Dược sĩ
- Đầu bếp
- Chuyên viên vật lý trị liệu
- Thợ sửa (ống nước, ống gas, đường cống)
- Chuyên gia tâm lý
- Đại lý-môi giới bất động sản
- Nhà khảo sát địa chính
- Giáo viên
- Bác sỹ thú y
- Kiến trúc sư
Điểm để xin thường trú nhân theo diện tay nghề cao
Để tìm ra những công dân tương lai xứng đáng, chính phủ đã xây dựng hệ thống tính điểm. Đó cũng là thước đo giúp các bạn phấn đấu để sở hữu chiếc vé thường trú nhân ở lại.Tổng điểm của hệ thống là 160 điểm. Chính phủ sẽ xem xét trên nhiều yếu tố để đánh giá hồ sơ.
Tuổi tác
- Từ 20 đến 39: 30 điểm
- Từ 40 đến 44: 20 điểm
- Từ 45 đến 49: 10 điểm
- Từ 50 đến 55: 5 điểm
Việc làm
Có việc làm ở đây là bạn có hợp đồng lao động hợp pháp từ 1 năm trở lên thì sẽ được 50-60 điểm.
Kinh nghiệm làm việc
- 1-2 năm: 10 điểm
- 4 năm: 20 điểm
- 6 năm: 30 điểm
- 8 năm: 40 điểm
- Hơn 10 năm: 50 điểm
Trình độ học vấn
- Cấp độ 3 (chứng chỉ nghề II): 40 điểm
- Cấp độ từ 4 đến 6 (chứng chỉ nghề III, IV và cao đẳng): 40 điểm
- Cấp độ 7 và 8 (cử nhân và sau đại học): 50-60 điểm
- Cấp độ 9 (cao học và chuyên gia hàng đầu trong ngành): 70 điểm
Gợi ý lộ trình du học và định cư New Zealand
Đến đây, bạn thấy đi du học mà còn được định cư là hấp dẫn. Về lý thuyết, bạn sẽ có cơ hội ở lại sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần có lộ trình để tiến từng bước.
- Học và hoàn tất chương trình học ở một trường cao đẳng hoặc đại học của New Zealand. Nếu bạn đi học lấy chứng chỉ IV nghề, thì bạn nên học lên đại học để hồ sơ của bạn được cộng nhiều điểm hơn
- Xin giấy phép lao động 1 năm (khoảng thời gian được làm việc ở nước này bao lâu tùy vào chương trình bạn đã học)
- Xin việc (khuyến khích bạn nên làm công việc đúng chuyên ngành đã học) và làm việc (toàn thời gian) cho một công ty, doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh hợp pháp
- Làm việc và tích lũy kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm trước khi nộp đơn xin tư cách thường trú nhân. Nếu công ty bạn đang làm việc chịu đứng ra bảo lãnh đơn cho bạn, thì bạn sẽ tiếp tục làm việc tại đây thêm 2 năm nữa. Ngoài ra, điều này cũng giúp hồ sơ của bạn thêm đẹp khi nộp đơn
- Chính thức nộp đơn xin thường trú nhân theo diện định cư có tay nghề cao
- Sau khi bạn đã có thường trú nhân, bạn chỉ cần đợi khoảng 2-3 năm sau để thi lấy quốc tịch
Là quốc gia phồn thịnh của thế giới, du học và định cư ở New Zealand thu hút rất nhiều bạn đến học và xây dựng cuộc sống mới. Con đường đi đến định cư không dễ dàng. Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, thì bạn sẽ đạt được ước mơ. Liên hệ với ThinkEDU qua số 0909 668 772 để hỗ trợ bạn có lộ trình phù hợp.
Vì sao nên chọn ThinkEdu?
- Tỷ lệ visa thành công đến 95%
- Kết nối sinh viên với 1000+ trường đối tác
- Tư vấn chọn ngành, chọn khóa học phù hợp với từng học sinh, sinh viên
- Xây dựng lộ trình học hợp lý và hiệu quả
- Chủ động giới thiệu và hỗ trợ săn học bổng du học
- Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
- Tư vấn tài chính du học, chỗ ở, bảo hiểm y tế và phúc lợi du học sinh, đặt vé máy bay, trang bị kỹ năng trước khi lên đường.
- Hỗ trợ thủ tục visa thăm thân, du lịch cho phụ huynh